Hoà canh chi mỹ, tại vu hợp dị

“Hoà canh chi mỹ, tại vu hợp dị (canh súp thơm ngon, bởi nhiều gia vị)” có xuất xứ từ Tam quốc chí, ý chỉ sở dĩ canh súp thơm ngon là do đã thêm vào nhiều gia vị khác nhau.

Cầu đồng tồn dị

“Cầu đồng tồn dị” có xuất xứ từ Lễ ký, ý chỉ tìm được điểm chung, giữ lại ý kiến bất đồng. Sự khác biệt giữa mọi sự vật đều là tương đối, đều tồn tại khả năng chuyển hoá cho nhau. Văn hoá Nho gia nhấn mạnh, khi xử lý mối quan hệ giữa người với người, quốc gia với quốc gia thì cần chấp nhận sự khác biệt giữa hai bên, thông qua sự điều phối nhịp nhàng để đi đến một trạng thái “hoà nhi bất đồng”. Trong môi trường thế giới ngày nay, chấp nhận tính đa nguyên của văn hoá và giá trị, không theo đuổi sự nhất trí tuyệt đối, cố gắng tìm kiếm điểm chung giữa hai bên, đạt được nhận thức chung lớn nhất giữa hai bên.

Hoà nhi bất đồng

“Hoà nhi bất đồng (hoà đồng nhưng không đồng nhất)” có xuất xứ từ Luận ngữ, ý chỉ người quân tử có thể chung sống hài hoà với người khác nhưng lại không a dua theo người khác một cách mù quáng. “Đồng” và “hoà” là hai thái độ khác nhau để đối xử với các nhóm người xã hội. “Đồng” là chỉ gạt bỏ sự khác biệt giữa các sự vật, “hoà” thì có nghĩa là chấp nhận sự khác biệt giữa các sự vật.

Dĩ hoà vi quý

“Dĩ hoà vi quý (coi trọng sự hài hoà)” có xuất xứ từ Luận ngữ, có nghĩa là trong việc giữ lễ, quan trọng là ở sự hài hoà, tức là chủ trương lấy tác dụng của lễ pháp để duy trì mối quan hệ hài hoà giữa người với người.

Thị đức giả xương, thị lực giả vong

“Thị đức giả xương, thị lực giả vong (dựa vào mỹ đức thì sẽ hưng thịnh, dựa vào bạo lực thì sẽ suy vong)” có xuất xứ từ Sử ký, có nghĩa là những người làm việc dựa vào mỹ đức thì chắc chắn sẽ thịnh vượng thành đạt, những người làm việc dựa vào bạo lực thì chắc chắn sẽ đi đến diệt vong. Người cổ đại từ xưa đã khởi xướng lấy đức hạnh để làm cho người khác tín phục, phản đối áp đặt người khác bằng quyền lực, cho rằng chỉ có bằng đức hạnh thì mới có thể làm cho người khác thật lòng khâm phục, mà quyền lực thì chỉ có thể làm cho người khác buộc phải khuất phục, không thể đạt được sự đoàn kết hài hoà thật sự và lâu bền.

Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân

“Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân (việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác)” có xuất xứ từ Luận ngữ, có nghĩa là những gì mà mình không thích thì cũng đừng áp đặt lên người khác. Châm ngôn này nhấn mạnh đặt mình vào hoàn cảnh người khác, suy nghĩ cho người khác, cho rằng con người nên lấy thái độ đối với chính bản thân mình làm vật tham chiếu để đối xử với người khác, phải khoan dung độ lượng, biết thông cảm cho người khác. Nếu áp đặt những gì mà mình không thích lên người khác thì không những sẽ phá hoại mối quan hệ giữa hai bên, mà còn khiến sự việc trở nên giằng co mà không thể cứu vãn. Đây là nguyên tắc quan trọng của Nho gia trong việc xử lý mối quan hệ giữa con người với con người, đã thể hiện tinh thần cơ bản tôn trọng, nhân ái, bình đẳng và khoan dung.

Kiêm ái phi công

“Kiêm ái phi công (yêu người khác như yêu mình, phản đối chiến tranh phi nghĩa) là chủ trương cơ bản của Mặc gia. “Kiếm ái” nhấn mạnh mỗi người đều nên yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình, yêu thương người nhà của người khác, người dân của nước khác như yêu thương người nhà của mình, người dân của nước mình, như vậy giữa người với người thì sẽ yêu thương lẫn nhau. Sự yêu thương này không phân biệt thân sơ xa gần và tôn ti trên dưới, là sự yêu thương bình đẳng và không có sự khác biệt. Miễn là làm được “kiêm ái” thì có thể tránh khỏi sự đánh phá và xâm phạm lẫn nhau giữa con người với con người, gia đình với gia đình và đất nước với đất nước, do đó thực hiện cùng có lợi. “Phi công” tức phản đối chiến tranh phi nghĩa. Mặc gia cho rằng sự đánh phá trái với đạo nghĩa có nguy hại nghiêm trọng, không những phá hoại nghiêm trọng những nước bị đánh phá, mà những nước phát động chiến tranh cũng sẽ phải hứng chịu thương vong nặng nề và tổn thất nghiêm trọng về tài sản, vì vậy nên cấm chiến tranh phi nghĩa.

Thiên hạ đại đồng

“Thiên hạ đại đồng” có xuất xứ từ Lễ ký, miêu tả về một thế giới lý tưởng mà con người theo đuổi, đại diện cho mong ước tốt đẹp của nhân loại hướng tới xã hội văn minh, tức thiên hạ là một nhà, mọi người đều bình đẳng với nhau, thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau.

Cùng với thời đại đổi thay, quan niệm này đã hoà nhập vào tư tưởng chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ và hội nhập văn hoá, v.v. trong phạm vi toàn cầu.