Hiểu biết về Phật giáo

Phật pháp Nguyên thuỷ chính là Tứ diệu đế

Nhưng việc xác định khổ đau khác nhau, cho nên cách thức để diệt khổ đau cũng khác nhau:

Người nghèo thiếu ăn thì cho là nghèo là khổ, và do vậy muốn hết khổ thì phải hết nghèo.

Người thiếu tình cảm thì cho rằng thiếu thốn tình cảm là khổ, muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn tình cảm.

Người thiếu danh tiếng thì cho rằng thiếu thốn danh tiếng là khổ, và muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn danh tiếng.

Người thiếu thốn quyền lực thì cho rằng thiếu thốn quyền lực là khổ, muốn hết khổ thì phải có quyền lực.
………………..vvv………….

Chính vì do xác định về khổ là như vậy. Nhưng khi đã hết nghèo, đã có đầy tình cảm rồi, đã có danh tiếng rồi, đã có quyền lực rồi, thì có chắc là họ sẽ hết khổ không?

Câu trả lời chắc chắn là không! Vì nhu cầu này hết sẽ tiếp tục nảy sinh nhu cầu khác, được voi đòi tiên mà, nhu cầu của con ngươì là vô hạn, vì vậy con người sẽ mãi mãi còn khổ đau trong sự theo đuổi việc thoả mãn nhu cầu đó.

Nhìn lại:
– Tất cả người nghèo đều thấy khổ vì mình nghèo không? câu trả lời là không! có nhiều người nghèo nhưng vẫn không thấy mình khổ vì nghèo.

– Tất cả người thiếu tình cảm đều thấy khổ vì mình thiếu tình cảm không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu tình cảm nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu tình cảm.

– Tất cả người thiếu danh tiếng đều thấy khổ vì mình thiếu danh tiếng không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu danh tiếng nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu danh tiếng.

– Tất cả người thiếu quyền lực đều thấy khổ vì mình thiếu quyền lực không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu quyền lực nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu quyền lực.

Mọi thứ chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.

Khổ thân và khổ tâm

Khổ thân là những cảm giác khó chịu, bất như ý thuộc về thân thể, nghĩa là những cảm giác khó chịu, bất như ý thuộc về năm giác quan.

Khổ tâm là năm trạng thái tâm lý: sầu, bi, khổ, ưu, não khi nó xuất hiện ở nơi ta thì khi đó là ta đang bị khổ tâm.

– Sầu là u buồn, sầu muộn, buồn bã,…
– Bi là đau thương,…
– Ưu là ưu tư, lo lắng….
– Bi là đau thương,…

Tất cả những trạng thái bất như ý còn lại ngoài 04 trạng thái tâm lý nói trên thì gọi chung là khổ.

Đó chính là câu trả lời của Đức Phật cho vấn đề Khổ là gì?

Tập đế: sự thật về nguyên nhân gây ra khổ.

Muốn diệt khổ thì phải diệt nguyên nhân gây ra khổ, muốn diệt nguyên nhân gây ra khổ thì phải biết nguyên nhân gây ra khổ là gì?

Tại sao đức Phật lại phải đưa ra vấn đề nguyên nhân gây ra khổ đau để làm gì?

Hiểu sai về nguyên nhân gây ra sự khổ cho nên chúng ta không bao giờ có thể hết khổ được. Muốn hết khổ trước hết chúng ta phải hiểu đúng về nguyên nhân gây ra sự khổ đau. Và ở Đây Phật Thích ca đã giúp chúng ta, ngài đã chỉ rõ cho chúng ta biết sự thực thì nguyên nhân gây ra Khổ là gì?

Và câu trả lời của ngài như sau: Nguyên nhân trực tiếp gây ra khổ đau chính là tham vọng, ham muốn (Ái Dục), nhưng nguyên nhân sâu xa, là gốc rễ của khổ đau, là Vô Minh (Nhận thức sai với sự thật)

Vậy vô Minh là gì?

Vô minh là: Vạn pháp (tất cả các sự vật, hiện tượng) vốn vô thường, ta lại thấy chúng là thường; Vạn pháp vốn Vô Ngã, ta lại thấy chúng là Ngã.
Cái thân máu thịt (Sắc) này vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.

Tất cả những cái mà chúng ta nhận biết được (Đối tượng bị nhận biết – Sắc) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.

Sự nhận lãnh (Thọ) các pháp ở nơi ta vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.

Tâm, ý, sự phóng tưởng, sự tưởng tượng vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.

Các hành động hành vi, suy nghĩ, tư duy,…(Hành) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.

Sự nhận thức (Thức) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.

Muốn diệt khổ thì phải diệt nhận thức sai lầm (Diệt vô minh), và nhờ đó mọi tham vọng, ham muốn cũng bị diệt khổ đau sẽ vĩnh viễn chấm dứt.

Diệt đế:

Như đã nói, khi ta nghèo thì cho la hết nghèo sẽ hết khổ; khi ta thiếu thốn tình cảm thì cho là đầy đủ tình cảm sẽ hết khổ; Khi ta thiếu thốn danh tiếng thì cho là có danh tiếng sẽ hết khổ, khi ta thiếu thốn quyền lực thì cho là có quyền lực sẽ hết khổ.

Dù hết nghèo vẫn không hết khổ; có tình cảm vẫn không hết khổ, có danh tiếng vẫn không hết khổ, có quyền lực vẫn không hết khổ. Chính vì chúng ta xác định không đúng như thế nào là hết khổ, cho nên chúng ta mới không thể làm cho minh hết khổ được, và do đó Đức Phật mới thuyết về “Diệt đế”

Tức là sự thật về sự diệt khổ, để giúp cho chúng ta có một nhận thức đúng đắn hơn về sự diệt khổ.

Theo đức Phật thì: Tham vọng, ham muốn (Ái dục) diệt tức là khổ diệt. Và Tham vọng, ham muốn sẽ bị diệt khi Vô minh diệt. Như vậy Vô minh diệt tức là Khổ diệt.

Như vậy, ở đây Phật định nghiã về sự diệt khổ trên nhân, Khi nguyên nhân gây ra khổ bị diệt thì gọi là Khổ diệt, mặc dầu quả khổ (khổ thân) do nguyên nhân cũ gây ra vẫn còn. Đây là vấn đề cần phải lưu ý.
Sau khi đã xác định được tập đến và diệt đế rồi, thì Phật chỉ ra cái cuối cùng là “Đạo Đế” tức là con đường (Đạo Lộ) để đi đến khổ diệt.
(Còn nữa)

Leave a Comment