Nghịch lý của nhàn hạ

Có người được cho là “lười nhác” khi chưa tìm ra cái họ muốn làm, hoặc vì một số lí do chưa có khả năng để thực hiện chúng. Tồi tệ hơn, công việc giúp họ duy trì cuộc sống và lấp đầy thời gian trở nên trừu tượng và chuyên biệt đến mức họ không khả năng nào nắm bắt được mục đích hay kết quả của nó, càng không hiểu được vai trò của mình trong cuộc sống của người khác. Không như bác sĩ hay kĩ sư, một phó thư kí phòng tài chính trong một tập đoàn đa quốc gia khó mà xác định rõ mục đích hay ảnh hưởng mà công việc của cô/anh ấy tạo nên. Vậy thì sao phải bận tâm?

activity, learn, read, play
Lười biếng nếu như có những việc ta nên làm nhưng vẫn còn lưỡng lự vì ngại những công sức phải bỏ ra.

Nhiều yếu tố tâm lý khác có thể dẫn đến sự biếng nhác như là sợ hãi hoặc và tuyệt vọng. Một số người lo sợ thành công, hoặc không đủ tự tin để thoải mái với thành công, và sự lười biếng đã hủy hoại bản thân họ. William Shakespeare truyền tải ý tưởng này một cách mãnh liệt và hùng hồn trong “Antony và Cleopatra”:

“Thần may mắn biết chúng ta khinh thường người nhất khi chẳng mảy may thực hiện những cơ hội người trao cho.”

Một số sợ gặp thất bại, và họ thích lười hơn là thất bại vì giữa chúng có khác biệt rất lớn. Họ thường tự nhủ “Không phải là mình thất bại, chỉ là mình chưa thử mà thôi”. Và họ chả bao giờ phải thất vọng thêm vào.

Một số người lười biếng bởi vì họ thấy tình trạng của họ quá tuyệt vọng và họ thậm chí không thể suy nghĩ được bất kỳ chuyện gì nên tìm cách lảng tránh. Vì họ không thể suy nghĩ và giải quyết được tình huống đó nên cũng có thể nói rằng họ không thực sự lười theo cái cách mà chúng ta nghĩ về những người lười. Chính ý niệm về sự chây lười đã bao hàm cả khả năng lựa chọn từ chối để trở nên lười biếng, tức là bao hàm sự tồn tại của ý chí tự do.

Trong một số trường hợp, sự lười biếng lại là cái đối lập với nghĩa đen của nó. Chúng ta thường nhầm lẫn sự lười biếng với tình trạng nhàn hạ, nhưng nhàn rỗi không phải là lười biếng. Cụ thể hơn, chúng ta thường không làm gì vì chúng ta trân trọng sự nhàn nhã và lợi ích của chúng hơn những thứ khác chúng ta đang làm. Lord Melbourne, thủ tướng ưa thích của nữ hoàng Victoria, ca ngợi những đức tính của việc không làm gì. Gần đây, Jack Welch, chủ tịch và CEO của General Electric, đã dành một giờ mỗi ngày chỉ để nhìn ra ngoài cửa sổ. Và trong năm 1865, nhà hóa học người Đức August Kekulé khẳng định rằng ông đã phát hiện ra cấu trúc mạch vòng của các phân tử của benzen trong khi đang mơ màng suy nghĩ đến hình ảnh một con rắn đang cắn đuôi của nó. Khác với những người khác, những người tinh thông sự nhàn rỗi sử dụng những phút giây nhàn hạ để quan sát thế giới, đi tìm cảm hứng, duy trì quan điểm, né tránh những chuyện vô lí và vụn vặn, loại bỏ những việc thiếu hiệu quả và cuộc sống nửa vời, hơn hết là bảo vệ sức khỏe và sức chịu đựng cho những nhiệm vụ và vấn đề thực sự quan trọng. Sự nhàn rỗi có thể là sự lười biếng, nhưng cũng có thể là phương pháp làm việc thông minh nhất. Thời gian là một thứ kỳ lạ, và hoàn toàn không phải là một đường thẳng: đôi khi, cách tốt nhất để sử dụng thời gian có hiệu quả là lãng quên nó.

Nhàn nhã thường lãng mạn, như cách diễn đạt của người Ý dolce far niente (sự ngọt ngào của việc không làm gì) là một minh chứng hoàn hảo cho việc sự thư nhàn thường được lãng mạn hóa. Chúng ta thường tự nhủ phải làm việc cật lực để được hưởng thụ sự nhàn rỗi sau này. Tuy nhiên, chúng ta lại khó chịu được những lúc nhàn hạ dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Các nghiên cứu cho rằng chúng ta đưa ra những biện minh cho việc bận rộn và hạnh phúc với điều ấy, kể cả khi sự bận rộn áp đặt lên chúng ta. Khi phải đối mặt với tình trạng kẹt xe, chúng ta thường muốn đi đường vòng ngay cả khi tuyến đường thay thế có thể mất nhiều thời gian hơn là ngồi đợi đường hết tắc.

Ở đây có một mâu thuẫn. Con người có xu hướng lười biếng và mơ ước được nhàn rỗi; đồng thời, cũng luôn muốn được làm điều gì đó, luôn cần được phân tâm. Vậy làm thế nào để chúng ta giải quyết nghịch lý này? Có lẽ điều chúng ta thực sự muốn là công việc phù hợp và cân bằng. Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ thực hiện công việc của chúng ta theo mà chúng ta muốn, chứ không phải làm việc cho người khác theo những yêu cầu của họ. Chúng ta sẽ làm việc không phải vì chúng ta cần, mà vì chúng ta muốn, không phải vì tiền hay địa vị, mà (có thể nghe hơi sáo rỗng) vì hòa bình, công lý và tình yêu.

Mặt khác, chúng ta thường dễ dàng coi sự nhàn rỗi là chuyện đương nhiên và không nhận ra giá trị thực của nó. Chúng ta có nhiều năm để trở nên hữu ích cho xã hội, nhưng xã hội không hề cho chúng ta sự đào tạo và rất ít cơ hội nhàn rỗi. Nhưng nhàn hạ là cả một nghệ thuật và rất khó để đạt được nó, vì chúng ta được lập trình sẵn để hoảng loạn ngay khi chúng ta bước ra khỏi cuộc đua.

Có một khoảng cách lớn giữa sự nhàn hạ và nhàm chán. Vào thế kỉ 19, Arthur Schopenhauer tranh luận rằng, nếu cuộc sống thực sự có ý nghĩa và trọn vẹn, sẽ không thể nào có chuyện buồn chán. Chán nản, do đó, là bằng chứng cho sự vô nghĩa của cuộc sống, mở ra những cánh cửa cho một số những suy nghĩ và cảm giác khó chịu mà chúng ta thường ngăn chặn bằng nhiều các hoạt động hoặc bằng những suy nghĩ và cảm giác trái ngược, hoặc không có cảm giác nào.

Trong cuốn tiểu thuyết Sa Ðọa (1956) của Albert Camus, Clamence ngẫm lại về một người lạ:

Tôi biết một người đã dành 20 năm để chăm sóc cho người vợ bị mắc chứng khó tập trung, hi sinh tất cả mọi thứ cho cô ấy bao gồm tình bạn, sự nghiệp, cả cuộc đời mình, và rồi vào một buổi tối nhận ra anh chưa bao giờ yêu cô ấy. Anh ta chán, chỉ thế thôi, như hầu hết những người khác. Và anh biến cuộc đời mình thành một sự lừa dối to lớn, phức tạp và kịch tích. Một cái gì đấy nhất định phải xảy ra, và điều đó giải thích cho những cam kết của của con người. Một điều gì đó phải xảy ra, kể cả là sự nô lệ vô nhân tính, hay chiến tranh và cái chết.

Trong bài luận The Critic as Artist (1891), Oscar Wilde viết: “Không làm bất cứ điều gì là việc khó nhất, đồng thời cũng là việc thông minh nhất trên thế giới.”

Thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn nếu chúng ta có thể dành một năm chỉ để ngắm nhìn qua cửa sổ.

https://www.psychologytoday.com/intl/blog/hide-and-seek/201910/the-paradox-laziness

Leave a Comment