Quản Lý Cảm Xúc Cá Nhân

Quản trị cảm xúc là biện pháp sử dụng lý trí để có thể điều khiển một phần các biểu hiện của cảm xúc. Nhờ đó làm thay đổi các hành động, phản ứng trước các tác động và điều chỉnh chúng theo hướng tích cực hơn.

Và cần phân biệt giữa việc quản trịđè nén cảm xúc. Đè nén cảm xúc chính là hành động bó buộc không cho nó thể hiện ra bên ngoài. Còn quản trị là cách mà chúng ta cho phép bản thân được bộc lộ cảm xúc ở mức độ vừa phải, đúng chừng mực.

1. Quan sát cảm xúc

Chúng ta dễ dàng hơn trong việc cân bằng các cảm xúc của bản thân khi hiểu và cảm nhận rõ những gì mà bản thân đang trải qua.

Không nhất thiết phải từ chối hoặc trốn tránh ngay các tình huống, cảm xúc gây khó chịu. Trong thực tế, không phải bất cứ loại cảm xúc khó chịu nào cũng mang tính chất xấu, ta hoàn toàn có thể biến những điều khiến bản thân không hài lòng thành những thứ giúp bạn thoải mái hơn.

2. Dán nhãn cảm xúc

Chấp nhận những gì mà bạn đang phải trải qua tại thời điểm đó. Bạn có thực sự đang cảm thấy lo lắng, có thất vọng hay đau buồn không? Hãy tự đặt tên cho những cảm xúc của chính bạn. Và bạn cũng cần hiểu rằng, tại một thời điểm nào đó, bạn có thể tồn tại với rất nhiều các loại cảm xúc hỗn độn như lo lắng, tức giận, buồn bã,…

Ngay khi xuất hiện nhiều cảm xúc khác nhau hãy dán nhãn cho từng cảm xúc. Điều này có thể giúp bạn cẩn trọng hơn về những cảm xúc đang tồn tại và nhận biết rõ các ảnh hưởng của nó đối với quyết định, các sinh hoạt đời sống hàng ngày.

3. Chuyển hướng suy nghĩ

Cảm xúc là yếu tố có phần làm ảnh hưởng đến cách mà bạn nhận thức và đánh giá các sự kiện xung quanh. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bất an và vào thời điểm đó bạn nhận được một tin nhắn hẹn gặp của cấp trên thì ngay lập tức bạn sẽ có cảm giác như bản thân đã phạm phải sai lầm gì đó, thậm chí bạn có nguy cơ bị sa thải.

Tuy nhiên khi bạn cảm thấy vui vẻ, hào hứng thì việc được cấp trên triệu tập sẽ làm cho bạn liên tưởng đến những tình huống tích cực như được tăng lương, lên chức, khen thưởng,…Do đó, hãy học cách điều chỉnh và chuyển hướng suy nghĩ của bạn đúng thời điểm để có được cái nhìn thực tế hơn.

Nếu bạn nhận thấy bản thân đang sống trong các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực thì hãy cố gắng chuyển hướng chúng theo chiều hướng tích cực và lạc quan hơn. Một số hoạt động thể chất như đi dạo, dọn dẹp nhà cửa, tập yoga, chơi các bộ môn thể thao ngoài trời cũng có thể giúp bạn ngừng các suy nghĩ bi quan.

4. Cách tự xoa dịu cảm xúc

Khi nhận thấy bản thân đang rơi vào một trạng thái cảm xúc tồi tệ bạn có nhiều khả năng thực hiện các hành vi, tham gia các hoạt động khiến bản thân chìm vào tâm trạng đó. Việc cố gắng cô lập bản thân, tránh né mọi người xung quanh hoặc liên tục phàn nàn về vấn đề khó khăn đang gặp phải chỉ khiến cho bạn càng rơi vào trạng thái bế tắc.

Để mau chóng thoát khỏi những cảm xúc khó chịu bạn cần phải có những hành động tích cực hơn. Hãy thử nghĩ về những điều làm cho bạn vui vẻ, hạnh phúc. Khi bạn thực hiện những điều mới mẻ, thú vị trong lúc tâm trạng xấu thì nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Chẳng hạn như bạn có thể gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè, người thân, thiền định, nghe nhạc, chăm sóc cây cảnh, chơi đùa cùng thú cưng, đọc sách,…

Leave a Comment